Giá căn hộ có thực sự tăng?

Trong bối cảnh giá thép tăng mạnh, nhiều nhà đầu tư khẳng định giá căn hộ cũng sẽ tăng trong thời gian tới, một số khác lại nói không. Vậy, đâu mới là câu trả lời đúng cho giá căn hộ chung cư hiện nay?

Thị trường BĐS khoảng cuối năm 2015 và đầu năm 2016 đang có tính thanh khoản cực tốt ở phân khúc căn hộ. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm này, giá thép lại tăng khiến giá căn hộ có sự dao động không hề nhẹ ở một số khu vực.
Do giá thép tăng nên nhiều chủ đầu tư muốn tăng giá căn hộ.
Cụ thể, sau những sức ép đến từ Trung Quốc trong việc cạnh tranh giá cả, Bộ Công Thương mới đây đã quyết định hạn chế nhập khẩu mặt hàng phôi thép và thép dài của nước này về thị trường trong nước. Theo đó, mức thuế đối với phôi thép là 23,3 %, đối với thép dài là 14,2% được thêm dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung.  Trước đó, mức thuế đối với 2 mặt hàng này lần lượt là 10% với phôi thép và từ 0 – 5% với thép dài. Ngay sau quyết định của Bộ Công Thương, giá thép trong nước đã tăng mạnh và có hiện tượng đầu cơ tính trữ găm hàng.
Bộ Công Thương cho biết, hiện tượng này sẽ chỉ duy trì trong 1 thời gian ngắn do tâm lý tích trữ của các doanh nghiệp tiêu thụ và các nhà nhập khẩu thép trên thị trường.  Mặc dù vậy, theo ông Tống Văn Minh, phó Tổng giám đốc Vinaconex 5, đơn vị chuyên thực hiện các dự án chung cư New Skyline dân dụng thì giá thép sẽ vẫn ảnh hưởng cực lớn tới kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Việc giá nhà ở tăng là điều tất yếu khi mà để xây dựng 1 công trình dân dụng cần hàng nghìn tấn thép.
Thông thường, giá thép, xi măng chiếm khoảng 30 – 40% giá trị sản phẩm xây dựng. Do đó, giá thép tăng đột biến dẫn đến giá nhà tăng là điều dễ hiểu nhưng không dễ chấp nhận. Bởi điều này làm kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp bị phá vỡ, thậm chí gây lỗ nặng cho chủ đầu tư. Đối với các công trình nhà ở riêng lẻ, giá thép chiếm khoảng 20% giá trị nhà ở nên giá thép tăng cũng ảnh hưởng khá lớn đến phân khúc này.
Một số doanh nghiệp còn lo ngại giá thép sẽ tác động đến cả nguồn cầu trên thị trường do giá nhà ở quá cao, khách hàng sẽ có xu hướng ém tiền chờ hạ giá.
Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp đội BĐS Tp.HCM nhận định,, thép và xi măng là 2 VLXD chính trong thi công xây dựng công trình. Đặc biệt là đối với các công trình đặc thù xây dựng trên điều kiện địa chất đặc thù. Do đó, giá thép sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chủ đầu tư và nhà thầu mà người phải gánh chịu trực tiếp là người mua nhà. Theo ông Châu, giá nhà ở sẽ tăng khoảng từ 3 – 5%.
Trong khi các doanh nghiệp xây dựng đang “đứng ngồi không yên” thì đại diện Tập Đoàn Mường Thanh khẳng định sẽ không tăng giá nhà ở trong thời gian tới. Theo lý giải của tập đoàn này thì chi phí sắt thép chỉ là 1 phần trong chi phí xây dựng. Điểm mấu chốt là nhà thầu và chủ đầu tư phải biết cân nhắc, điều chính giá cả sao cho hợp lý, tránh cồng kềnh, rườm rà kém hiệu quả, giảm phát sinh chi phí từ đó mới có thể ổn định giá nhà ở. Ngoài ra, chủ đầu tư phải biết chia sẻ với khách hàng và hy sinh lợi nhuận để giữ nguyên giá căn hộ.
Hiện tại, theo số liệu thống kê trong quý I/2016 vừa qua, giá nhà ở đã tăng từ 5 – 6% so với năm 2014, thậm chí có dự án tăng đến 15%. Trong đó, các căn hộ bình dân có mức tăng thấp, chủ yếu là các căn hộ cao cấp.

(Theo VOV online)

THÊM BÌNH LUẬN