Bỏ túi các lệnh cơ bản trong Autocad cho người mới

Autocad là một phần mềm không còn xa lạ với những ai đang học tập và làm việc trong các ngành nghề kỹ thuật. Nhưng tin chắc rằng nhiều bạn cũng sẽ bỡ ngỡ khi lần đầu nghe tên của ứng dụng này. Vậy Autocad là gì? Các lệnh cơ bản trong Autocad gồm những gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây.

Xem thêm: Tải phần mềm Autocad 2007 Full Crack miễn phí

Autocad là gì?

Autocad là một phần mềm vẽ trong khối ngành kỹ thuật, có thể là vẽ 2D hoặc 3D. Autocad là một sản phẩm của Autodesk và được phát hành cách đây đã 36 năm trên hệ máy tính của hãng IBM. Đối tượng sử dụng của Autocad vô cùng đa dạng, bao gồm các ngành nghề như: Kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, kiến trúc sư, chế tạo máy…và sinh viên trong các trường đại học kỹ thuật tại Việt Nam.

Giao diện 1 bản vẽ thiết kế của kỹ sư điện

Bỏ túi các lệnh cơ bản trong Autocad cho người mới

Các lệnh cơ bản trong Autocad cho người mới

Để sử dụng các lệnh cơ bản trong Autocad, trên giao diện Autocad đang mở các bạn chỉ cần gõ trên bàn phím những phím hoặc tổ hợp phím và nhấn Enter (Space). Các phiên bản Autocad cũng đang được dần cải thiện và thông minh hơn, người dùng chỉ cần gõ ký tự bắt đầu của lệnh cần vẽ, Autocad sẽ tự bắt các lệnh hợp lệ với từ khóa đó.

Autocad 2018 có giao diện sử dụng rất đẹp và thân thiện

Autocad 2018 có giao diện sử dụng rất đẹp và thân thiện

Sau đây là các lệnh cơ bản trong Autocad đã sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái Alphabet, các bạn có thể copy về để học thuộc hoặc thực hành nếu cần.

  • 3A ­- 3DARRAY: Sao chép thành dãy trong 3D
  • 3DO – ­3DORBIT: Xoay đối tượng trong 3D
  • 3P ­- 3DPOLY: Vẽ đường PLine 3D
  • 3F – 3DFACE: Tạo mặt 3D

  • A ­- ARC: Vẽ cung tròn
  • AA -­ AREA: Tính diện tích và chu vi
  • ATE ­- ATTEDIT: Hiệu chỉnh thuộc tính Block
  • AL ­- ALIGN: Di chuyển, xoay, scale
  • ATT -­ ATTDEF: Định nghĩa thuộc tính
  • AR -­ ARRAY: Sao chép đối tượng thành dãy trong 2D

  • B ­- BLOCK : Tạo Block
  • BO -­ BOUNDARY: Tạo đa tuyến khép kín
  • BR ­- BREAK: Xén 1 phần đoạn thẳng giữa 2 điểm chọn

  •  C ­- CIRCLE: Vẽ cung tròn
  • CH -­ PROPERTIES: Hiệu chỉnh tính chất của đối tượng
  • CO -­ COPY: Sao chép đối tượng
  • CHA -­ ChaMFER: Vát mép các cạnh

  • D -­ DIMSTYLE: Tạo kiểu hiển thị đo kích thước
  • DAL ­- DIMALIGNED: Ghi kích thước xiên
  • DAN ­- DIMANGULAR: Ghi kích thước góc
  • DDI ­- DIMDIAMETER: Ghi kích thước đường kính
  • DBA -­ DIMBASELINE: Ghi kích thước song song
  • DCO ­- DIMCONTINUE: Ghi kích thước nối tiếp
  • DI ­- DIST: Đo khoảng cách và góc giữa 2 điểm
  • DIV -­ DIVIDE: Chia đối tượng thành các phần bằng nhau
  • DLI ­- DIMLINEAR: Ghi kích thước thẳng đứng hay nằm ngang
  • DRA ­- DIMRADIU: Ghi kích thước bán kính
  • DED ­- DIMEDIT: Chỉnh sửa kích thước
  • DO ­- DONUT: Vẽ hình vành khăn
  • DOR -­ DIMORDINATE: Tọa độ điểm
  • DT ­- DTEXT: Ghi văn bản

  • E ­- ERASE: Xoá đối tượng
  • ED -­ DDEDIT: Điều chỉnh kích thước
  • EL ­- ELLIPSE: Vẽ hình Elip
  • EX ­- EXTEND: Kéo dài đối tượng
  • EXIT -­ QUIT: Thoát khỏi chương trình
  • EXT ­- EXTRUDE: Tạo khối từ hình 2D
  • F ­- FILLET: Bo tròn góc
  • FI -­ FILTER: Chọn lọc đối tượng theo thuộc tính

  • H -­ HATCH: Vẽ mặt cắt
  • HE -­ HATCHEDIT: Hiệu chỉnh mặt cắt
  • HI -­ HIDE: Tạo lại mô hình 3D với các đường bị khuất

  • I -­ INSERT: Chèn khối
  • IN ­- INTERSECT: Tạo ra phần giao của 2 đối tượng

  • L­ – LINE: Vẽ đường thẳng
  • LA ­- LAYER: Tạo layer
  • LT -­ LINETYPE: Tạo và xác lập các kiểu đường
  • LO – LAYOUT: Tạo layout
  • LEN -­ LENGTHEN: thay đổi kích thước đối tượng với chiều dài cho trước
  • LA -­ LAYER: Hiệu chỉnh thuộc tính của layer
  • LE ­- LEADER: Tạo đường dẫn chú thích
  • LW ­- LWEIGHT: Khai báo hoặc thay đổi chiều dày nét vẽ
  • LTS ­- LTSCALE: Xác lập tỉ lệ đường nét

  • M ­- MOVE: Di chuyển đối tượng được chọn
  • MA -­ MATCHPROP: Sao chép các thuộc tính từ 1 đối tượng này sang 1 hay nhiều đối t­ượng khác
  • MI ­- MIRROR: Lấy đối xứng quanh 1 trục
  • MV – MVIEW: Tạo ra cửa sổ động
  • MT – MTEXT: Tạo văn bản
  • ML -­ MLINE: Tạo ra các đường song song
  • MO – PROPERTIES: Hiệu chỉnh các thuộc tính
  • MS – MSPACE: Chuyển từ không gian giấy sang không gian mô hình

  • O – OFFSET: Sao chép song song

  • P – PAN: Di chuyển bản vẽ
  • PE – PEDIT: Chỉnh sửa các đa tuyến
  • PL – PLINE: Vẽ đa tuyến
  • PO – POINT: Vẽ điểm
  • POL – POLYGON: Vẽ đa giác đều khép kín
  • PS – PSPACE: Chuyển từ không gian mô hình sang không gian giấy

  • R – REDRAW: Tải lại nội dung màn hình
  • REC – RECTANGLE: Vẽ hình chữ nhật hoặc hình vuông
  • REG­ – REGION: Tạo miền
  • REV -­ REVOLVE: Tạo khối 3D tròn xoay
  • RO ­- ROTATE: Xoay các đối tượng được chọn xung quanh 1 điểm
  • RR – RENDER: Hiển thị cây cảnh, vật liệu, đèn,… đối tượng

  • S -­ StrETCH: Thay đổi kích thước và tập hợp đối tượng
  • SC -­ SCALE: Phóng to, thu nhỏ đối tượng theo tỉ lệ
  • SHA -­ SHADE: Tô bóng đối tượng 3D
  • SL -­ SLICE: Cắt khối 3D
  • SPL ­- SPLINE: Vẽ đường cong bất kỳ
  • SU -­ SUBTRACT: Phép trừ khối
  • SO -­ SOLID: Tạo ra các đa tuyến bố thể được tô đầy
  • SPE -­ SPLINEDIT: Hiệu chỉnh spline
  • ST -­ STYLE: Tạo các kiểu ghi văn bản

  • T –  MTEXT: Tạo ra 1 đoạn văn bản
  • TH -­ THICKNESS: Tạo độ dày cho đối tượng
  • TOR ­- TORUS: Vẽ Xuyến
  • TR ­- TRIM: Cắt xén đối tượng

  • UN ­- UNITS: Định đơn vị bản vẽ
  • UNI -­ UNION: Phép cộng khối

  • VP -­ DDVPOINT: Xác lập hướng xem 3 chiều

  • WE ­ WEDGE: Vẽ hình nêm/chêm

  • X­ – EXPLODE: Phân rã đối tượng
  • XR – XREF: Tham chiếu ngoại vào các File bản vẽ

  • Z – ZOOM: Thu phóng đối tượng bằng chuột

Trên đây là các lệnh cơ bản trong Autocad mà bất cứ người dùng Autocad nào cũng sẽ có lúc cần đến. Trong bài viết có sử dụng tư liệu tổng tợp từ nhiều nguồn khác nhau trên internet và kiến thức của bản thân nên không tránh khỏi được những sai sót. Bạn đọc có đóng góp ý kiến cho bài viết hoặc biết thêm về các lệnh cơ bản trong Autocad vui lòng để lại bình luận vào phần dưới bài này. Xin cảm ơn !

Tìm hiểu thêm: Download phần mềm photoshop cs6 miễn phí

THÊM BÌNH LUẬN